Thời gian đầu con vừa được thiền cái pháp này thì con thiền một mình con. Con ở, con cũng ở chỗ này chỗ kia, đủ thứ chỗ, mà thời gian đó con thiền, làm như được cái phòng đó ở một mình được thoải mái, nên thiền thấy kết quả nó thanh nhẹ nhiều. Thì sau đó, nhà cửa không có, cái con ở với mấy đứa bạn, mấy người bạn, rồi một phòng đó ở, nhà đó ở tới 6 người, thì con thấy thiền nó nặng đi bớt, càng ngày nó càng kém.
ĐÁP:
Phải rồi!
- Bạn đạo: Không có kết quả. Còn mà nhiều khi con cũng đặt câu hỏi, nghĩ lại sao: nếu mình người tu mà mình không hòa với những người mà không tu, mình sợ trược nó hút vô, thì mình thấy mình cũng người tu nó ích kỷ đi, nó không có hòa với những người mà không tu. Thì như trường hợp con hiện tại vậy, Thầy thấy có nên làm như tìm chỗ ở một mình để tu hay là ở chung với những người bạn tốt?
-Ông Tám: Bởi vì con tu là con đã có cái ý chí muốn giải thoát rồi. Cái ý chí con tu chớ không phải cái xác con tu, con có hiểu chỗ này không? Trước hết là cái ý chí: Tại sao tôi tu? Tôi muốn làm cái gì đây? Đó, ai ảnh hưởng tôi tu? Đức Phật! Là con người đã giải thoát! Ngài cũng sanh, lão, bịnh, tử trong định luật đó, cũng vợ, cũng con, cũng ăn, cũng uống, cũng khổ cực như chúng ta, nhưng mà Ngài, cái ý chí của Ngài muốn giải thoát, để cứu Ngài, tức là cứu tất cả chúng sanh. À, Ngài cứu Ngài được giải thoát để chúng sanh bắt chước đường đó mà đi. Đó, cho nên ngày hôm nay con tu, ở trong số bạn ở chung như vậy, con nghĩ con đang ở rừng già. Con đang ở rừng già, con đang ở những sự kích động và phản động của trần gian, mà con đã nuôi được cái ý chí giải thoát, thì ở đâu con nhất định phải giải thoát. Cái ý chí quan trọng! Con đừng thấy: Ui chu cha, tôi thấy mấy cái thằng này nó ăn nhậu, rồi nó làm tôi trược quá! Đừng có nói vậy! Nó cũng có ý chí như mình, nó cũng có đèn lồng cũng như mình, nó có dầu, có nhiên liệu đầy đủ mà nó chưa thắp. Rồi bây giờ mình thấy con đường mình đi được và mình tự đi được, thì mình cố gắng mình thắp đèn lồng để mình đi.
Cho nên bây giờ, gần đây đó có, Thầy mới phổ biến ra một cái cuốn băng Nam Mô A Di Đà Phật, để cho mọi người ở trong cảnh động mà vẫn tu được! Cho nên ở trong động mà con tìm ra tịnh, mới thật là, thật sự là tịnh. Con đòi hỏi đi kiếm một cái chỗ tịnh, rồi bữa sau con bước qua chỗ động là con bị rớt cũng vậy thôi, mất thì giờ vô ích! Từ trong động mà tìm ra tịnh, mới thấy giá trị của cái pháp. Cho nên cái ý chí của con là vô cùng: con tính tu hay là không, tính sửa mình hay là không, tính giải thoát hay là không, tính làm một việc cho tất cả mọi việc hay là không? A… con người chúng ta sanh ra, có đầu mình tay chân duyên dáng vậy mà cũng phải chịu trong cái định luật sanh lão bịnh tử, là phải chết, phải ra đi. Đi, trước khi ra đi, tôi phải làm một cái gì hữu ích cho chính tôi. A, bây giờ con hiểu được cái chơn lý là trở về với chính tôi mới thật sự là trong thanh tịnh; mà cứ hướng ngoại đấu tranh hay chê khen người này người nọ thanh trược đó, là tôi đi học động chớ tôi không có học tịnh, con hiểu chưa?
Cho nên, con người tu về Vô Vi là đi học tịnh chớ không phải học động; mà từ động tìm ra tịnh thì không sợ; ý chí ta vẫn nuôi bất cứ ở chỗ nào. Con mới nhìn lại cái bông sen, nó ở dưới bùn, nhưng mà nó vẫn ngoi lên, con thấy hông? Nó khoe màu, mà nhất trần bất nhiễm, tốt đẹp, cả ba cõi đều ca tụng hoa sen, con thấy hông? Rồi cái ý chí con là gì? Là hoa sen chớ gì nữa. Nếu mà con tập trung được cái luồng điển đó là không có bị nhiễm nữa. Cái thể xác là tạm rồi, nó có bầm mắm đi nữa, ý chí con giải thoát là phải đi con đuờng giải thoát, một con đường một mà thôi! Con thấy hông, những cái ảnh hưởng của Thích Ca, của Chúa, của Jesus Christ: chém là chém, giết là giết, nhưng mà Ngài vẫn dụng từ tâm để cứu độ chúng sanh, vì Ngài thấy, không có một người nào thua Ngài hết, người nào cũng có tính tu và tiến hóa được. Người nào thức tâm, bỏ nghiệp tâm, thì người đó cũng có thể tiến hóa về với Chúa, về với Phật vậy, thấy hông?
Cho nên ở trong đời này, người tu theo Phật, Phật rước, mà theo Chúa, Chúa rước. Đó, thì cái ý chí con, con tự chọn cái ý chí thôi, chớ còn cái chuyện bên ngoài không cần chọn, để nó tự nhiên đi! Con kể cũng như con lạc trong rừng vậy. Con đang tu trong cuộc hành hương dẫy đầy đau khổ và kích động, chớ không có người nào yên; dù cho con làm tới tổng thống đi nữa, con cũng không có yên đâu, không có thanh tịnh được đâu, thấy hông?
- Bạn đạo: Nhưng giờ con ở chung với mấy thằng bạn con đó, thì thiền nó rất là nặng, thiền không có được nhẹ như lúc trước. Giờ con người nó suy nghĩ nhiều quá! Với bắt đầu cỡ một tháng mấy nay, gần hai tháng nay là con hổng có thiền định nữa, làm như chỉ soi hồn, pháp luân chiếu minh. Rồi người con lúc này cũng không có thanh tịnh gì mấy, giờ thiên về suy nghĩ lên thiền viện này con thiền, mà hồi xuống đây tới giờ thì con thấy hổng có thiền, mà hổng có người được nhẹ. Con thấy như dùng ý chí mình mà định đó, dù mình ở nhà mình hay ở đâu đó, thì thấy nó cũng định, người nó nhẹ, rất là thoải mái. Còn một người mà không định đó, như cái tâm nó, cũng như suy nghĩ này kia đủ thứ, như thấy đi đâu thí dụ, thì con thì hay chú ý người này người kia, đủ thứ, nên nó chi phối ra, nó không có định được…
- Ông Tám: Cho nên con ít niệm Phật, con hiểu chỗ này không? Con phải niệm Phật, con mới trở về với cái ổn định của chính con. Cái thứ nhứt của con là con đang bị cái gì? Thần kinh con yếu; thần kinh con yếu từ nhỏ, tới bây giờ cũng thần kinh yếu. Cho nên khuyên con giữ niệm Phật và không có lo cái chuyện thị phi bên ngoài; chuyện ai thây kệ, chuyện tôi tôi lo, thì nó mới giải thoát được. Còn không đó, thần kinh con đã yếu, mà con lo bên ngoài, con bị bên ngoài nó lôi cuốn; rồi nó dội trở lại, con không có cách giải quyết. Cho nên con niệm Phật, tại sao con giải quyết được? Con tập trung được luồng điển của ba cõi thượng, trung, hạ trong bản thể con rồi, thì nó có đến con đó, thì con hòa và giải nó luôn, con hiểu chưa? Cho nên cái phải bỏ tâm ra niệm Phật thay vì giữ chuyện của người khác, hiểu chưa? Cái thần kinh con yếu, nó có mạnh đâu?
- Bạn đạo: Dạ, đúng rồi. Thầy nói con cũng xác nhận đúng. Tại vì hồi đó, hồi nhỏ đó, con bây giờ, hiện tại bây giờ bên đây, bên tai phía bên tay trái đó, nó, như thân thể con có thể là máu chạy không đều, cũng như trong cơ tạng con là bịnh đủ chứng bịnh hết, và cũng như con đi khám bác sĩ cũng vậy nữa, nó khám tim đó thì không có bị gì hết, mà nhưng trái tim luôn luôn đập mạnh. Cũng như tánh con nhằm khi đó, thì sợ cũng không phải sợ, cũng như mà gan cũng không gan, mà làm cho trái tim mình nó đập. Nhiều khi mình muốn nói gì, trái tim mình nó đập, nó làm cho trái tim mình chắc là nhịp mạnh, thì mình sợ, càng ngày sức khỏe nó càng kém.
- Ông Tám: Cái thần kinh con yếu! Thần kinh con yếu, con chỉ dụng một cái pháp Nam Mô A Di Đà Phật để trị cái bịnh đó, và nếu con không tin đó, mà con không hành đúng như vậy đó, thuốc gì chữa cũng không được! Sau này nó nhiều chuyện lắm! Con không tin, con đi lấy vợ này kia kia nọ, rồi nhiều chuyện lắm, sẽ xảy ra cho con bấn loạn hết trọi; thế gian kêu bằng khùng, thấy hông? Bây giờ con may mắn con hiểu được và gặp Thầy, Thầy chỉ cho con đường để con giải thoát, phải mất ba năm trời mới ổn định. Cố gắng niệm Phật, niệm cho nó ổn định, niệm cho nó thanh tịnh, rồi nó nghe được rồi thì lúc đó con mới tự chủ được. Còn không là con đọc cuốn sách hay con đọc tờ báo cũng vậy, vừa đọc vầy nó chạy chữ khác, đọc cái này nó chạy cái này, nó không có bao giờ nó chú tâm hết một cái trang giấy mà con đang đọc. Đó, con thấy cái bệnh của con là vậy đó.
- Bạn đạo: Dạ, con thì hồi nhỏ tới lớn cũng vậy, hồi bắt đầu hồi còn nhỏ, cái tánh, cái đầu óc nó suy nghĩ chuyện này chuyện kia đủ chuyện hết, mọi chuyện gì cũng suy nghĩ, nó không tập trung.
- Ông Tám: Đó, đó là thần kinh đó!
- Bạn đạo: Thì hồi con gặp được cái pháp này, con thấy là, rất là giúp ích cho sức khỏe, với niệm nó được, cái càng ngày nó càng bớt. Bây giờ dù con niệm hay là con thiền đi nữa, mà cái ý nghĩ dù con niệm Phật đi nữa, mà cái tư tưởng con nó nghĩ này nghĩ kia, đủ thứ chuyện hết. Nhiều khi con đi xe hay cái gì con nghe nhạc, rồi cái mình tưởng tượng như, một cái khu nào đi, mình tưởng tượng như có cái hình vẽ tượng, mình tưởng tượng như có sự thật vậy đó. Cái ý mình tưởng tượng rất là sâu xa, nên thần kinh con thấy nó làm như nó kém.
- Ông Tám: Thần kinh nó yếu! Cho nên con phải dùng cái Nam Mô A Di Đà Phật để cho nó trụ lại, thì con mới giải quyết được. Còn nếu mà con không có dùng cái nguyên ý của Nam Mô A Di Đà Phật mà con nghĩ lung tung đó, nó sẽ sử dụng cái thần kinh con càng ngày càng yếu thêm, không có mạnh được; nhớ cái này! Tánh con cũng nóng nữa! Mà tánh nóng, thần kinh yếu: đó, hai cái chuyện đó rắc rối lắm chớ không phải giỡn đâu. Bây giờ con được cơ duyên tới đây, con nhớ con niệm Phật, con nhớ tới cái lời Thầy dặn đó, con niệm Phật để cứu mình trước, rồi sau này mới cứu người ta. Hễ nó tập trung rồi là con ổn định được. Lúc đó, con sẽ nói lại cho những người mà đồng cái bịnh của con biết rằng: “Tôi hồi trước nó lôi thôi như vậy, mà bây giờ không. Tôi nghĩ cái gì là cái đó thôi, không có lộn xộn nữa”. Đó, trong một thời gian ba năm mới giải quyết được, không phải một năm đâu.
- Bạn đạo: Dạ. Cũng như con bây giờ khi pháp luân chiếu minh đó, khi hít vô thở ra, rồi cái tự nhiên có khi ngay chỗ ngực này, ngay chỗ chấn thủy này, cũng như phía bên đây, cũng như nó ấy xuống cái nó vút lên vầy nè, là con thở sai hay là sao? Cái chỗ chấn thủy đó, nó ...
- Ông Tám: Cái đó là thở sai, thở sai. Con thở nhẹ nhẹ, đừng có nôn nóng. Cái đó là bản tánh nôn nóng của con. Người ta làm từ từ; nhiều khi con muốn làm cho nó mau, cho nó xong, nó bị cái chỗ đó, nó dội lên. Rồi con làm từ từ thôi, được một cái hay một cái, chớ không có cần phải nôn làm cho hết liền một lượt. Rồi từ từ mới giải quyết cái nội bộ của mình. Lục căn lục trần nó cũng đã bấn loạn hết rồi, bây giờ con phải niệm để giải nó, thấy hông? Hằng ngày con rảnh, nhớ co lưỡi, răng kề răng niệm, nuốt nước miếng, thấy nước miếng là một vị thuốc để trị bịnh cho con. Con nhớ, con uống nước miếng là uống thuốc, thì mau lắm; nó sẽ lọc cái tâm con ổn định.
0 nhận xét:
Đăng nhận xét